Si Là Gì? Hiểu "Si" Để Thấy Rõ Gốc Của "Tam Độc" Khi Làm MMO
"Si" bao trùm đối tượng như một đám mây mờ và làm cho tâm mù quáng, không thấy rõ.
Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân
tumichael.com là blog về mmo, online marketing, học Tiếng Anh MMO. Giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, kinh doanh online bền vững
Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân.
Đây là bài viết dựa trên bài giảng của hòa thượng Thích Thanh Từ, bổ sung thêm những trải nghiệm và góc nhìn của tôi - Tú Michael.
Ở phần đầu, tôi sẽ chủ yếu viết lại lời giảng của hòa thượng Thích Thanh Từ, có format lại để độc giả dễ đọc hơn.
Ở phần sau, tôi sẽ kể thêm về câu chuyện và trải nghiệm cá nhân. Bản thân tôi đã rơi vào trạng thái nợ nần phần lớn do "si".
Đây là bài viết tôi ước mình được đọc và hiểu sâu từ trước khi làm MMO
Vì vậy, tôi mong các bạn hữu duyên ghé thăm blog dù đều đọc chậm và hiểu sâu thông điệp trong bài này.
Trước khi bắt đầu, bạn có thể đăng ký đọc bản thảo ebook "Debt Game" tại đây. Đây là bản thảo Tú Michael đang viết nháp, nhưng cũng có nhiều thông tin hữu ích. Nhận xét của một bạn đã đọc bản thảo:
Ebook "Debt Game" dự kiến phát hành 8.8.2024. Giá gốc là 399k. Nhưng ngay từ bây giờ bạn có thể đặt mua sớm với giá chỉ 99k! Hãy click nút phía dưới để đặt mua nhé!
Si Là Gì?
Hiểu một cách đơn giản, "si" có nghĩa là si mê.
"Si" là trạng thái không biết đúng lẽ thật giả, không nhận ra phải trái, không thấy được tà chánh, ngu tối mờ mịt.
Theo Tiếng Phạn, Si (Moha) do căn "muh", lầm lạc, ảo tưởng.
Đó là trạng thái mê mờ, lầm lạc, ảo tưởng. Chính moha (si) bao trùm đối tượng như một đám mây mờ và làm cho tâm mù quáng, không thấy rõ. Moha còn được phiên dịch là không biết, si mê. (Nguồn: wikipedia)
Theo Tiếng Anh, "Si" có nghĩa là "delusion".
Theo từ điển Cambridge, "Delusion" có nghĩa là tin vào một thứ gì đó không đúng (belief in something that is not true)
Cái si mê căn bản nhất là:
- Nhận lầm thân giả dối làm cái ta chân thật
- Nhận lầm tâm sanh diệt làm cái ta vĩnh cửu
Nơi ta đã nhận lầm thì đối tất cả đều lầm, phát sanh bao nhiêu thứ tội lỗi về sau đều gốc từ cái lầm này mà ra.
Chúng ta hãy phân tích 2 thứ nhận lầm căn bản này.
Thân giả dối
Thân là tướng duyên hợp hư giả mà lầm chấp thân mình là thật. Đã thấy thân thật rồi, sanh bao nhiêu thứ bảo vệ gìn giữ nuôi dưỡng tô điểm cho thân, giành giật đuổi bắt tìm cầu cho được những nhu cầu mà thân đòi hỏi. Nhưng không bao giờ có sự thỏa mãn của bản thân, vì nó là một thứ ghẻ lở, càng được lại càng đòi hỏi. Chính nó là cái gốc của lòng tham vô tận sau này.
Lầm chấp thân là thật thì mọi sự vật lệ thuộc về thân cũng thấy là thật. Do đó chẳng những lo tìm cách bảo vệ những sự vật lệ thuộc. Chúng ta cố gìn giữ thân mình, cố tìm kiếm những nhu cầu để thỏa mãn thân mình, cố bảo vệ những sự vật lệ thuộc về mình, kẻ khác cũng thế. Ai cũng muốn thỏa mãn, muốn bảo vệ, song mình được thì kẻ khác phải mất, đó là chỗ đụng nhau của con người.
Nhân loại tranh đấu nhau để được từng mảnh vụn vật chất, gốc từ chấp thân thật phát sanh. Bởi cho thân là thật, một khi nó sắp hoại thì mọi sợ sệt lo âu không sao kể hết.
Tâm sanh diệt
Về tâm, cho những thứ suy tư nghĩ tưởng cảm xúc phân biệt… là tâm mình thật.
Song những thứ ấy là tướng duyên theo bóng dáng trần cảnh, chợt có chợt không, bỗng sanh bỗng diệt, không có thực thể cũng không lâu dài.
Bám vào cái giả dối tạm bợ ấy cho là tâm mình.
Khi đã chấp là tâm mình rồi, mình nghĩ cái gì cũng cho là đúng, mình tưởng cái gì cũng cho là hay, mình phân biệt điều gì cũng cho là phải. Bảo vệ ý kiến mình chống đối ý kiến kẻ khác.
Nếu sự chống đối của một cá nhân với một cá nhân, là ý kiến bất đồng trong phạm vi cá nhân.
Nếu sự chống đối của quần chúng này với quần chúng khác, là tranh đấu ý thức hệ.
Bất đồng ý kiến là mầm đau khổ triền miên từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Nhưng mà, ý kiến làm sao đồng được, bởi mỗi người sống trong mỗi môi trường khác nhau, sự huân tập hấp thụ khác nhau, kể cả những chủng nghiệp của thời quá khứ cũng khác nhau, đương nhiên vọng tưởng tâm thức phải khác nhau.
Bởi những thứ ấy do huân tập mà có nên những bất đồng ấy không thể tránh khỏi. Thế mà chúng ta lại bảo thủ ý kiến mình là đúng, kẻ khác ắt cũng nhận ý kiến họ là đúng, hai cái đúng ấy sẽ là gốc đấu tranh.
Nếu nói thẳng, ý kiến không có đúng, chỉ vì phù hợp với một số người nào với khoảng thời gian nào, đến những kẻ khác và thời gian khác là sai. Vì thế, người cố chấp ý kiến mình đúng, quả là họ đã sai.
Càng cố chấp càng bảo thủ ý kiến mình là nguyên nhân đau khổ trầm trọng của con người.
Chỉ khéo léo dung hòa buông xả để cùng vui vẻ với nhau là người khôn khoan nhất.
Tôi đã "si" như thế nào?
Trong bản nháp ebook "Debt Game", tôi đã viết rằng:
Đắm đuối vào kiến thức mình học được mà không chịu mở mang đầu óc, ai góp ý gì thì phản bác cho bằng được. Đó gọi là “ngu si”. Là tình trạng “não đổ bê tông”, không thể và không muốn tiếp thu cái mới.
Cũng có trường hợp say mê học kiến thức quá mà khiến mình như một cuốn bách khoa, nói hay như sách nhưng chẳng tạo ra giá trị gì cả. Cậy mình cái gì cũng biết nên không coi ai ra gì. Đó cũng gọi là “ngu si”.
Chứ không phải cứ ít học, kém thông minh mới gọi là “ngu si”.
Và đó chính là tình trạng của tôi khi một thời gian dài bám chấp vào những thứ mình biết nên rất bảo thủ, cứng đầu. Trên một khía cạnh nào đó thì có mặt tích cực là giúp tôi kiên định hơn. Nhưng về tổng quan thì tiêu cực nhiều hơn tích cực.
Khi đọc bài giảng về "Si" này, tôi thấy rất thấm thía.
Bài giảng về "si" đã mở ra cho tôi cánh cửa nhìn nhận bản thân một cách sâu sắc hơn, giúp tôi nhận ra những sai lầm xuất phát từ sự si mê, vô minh trong quá khứ.
Si mê trong trò chơi tài chính:
Tôi từng tham gia vào thị trường tài chính nhị phân (BO) với mong muốn kiếm tiền nhanh chóng. Khi đó, tôi bị che mờ bởi những lời hứa hẹn về lợi nhuận cao, dễ dàng kiếm được thu nhập thụ động. Ảo tưởng rằng mình đang giúp đỡ người khác bằng cách giới thiệu họ tham gia sàn BO để kiếm hoa hồng, tôi đã mù quáng tin vào những lời quảng cáo mà không tìm hiểu kỹ về bản chất lừa đảo của mô hình này.
Hậu quả là, nhiều người vì tin tưởng tôi mà tham gia vào sàn BO, dẫn đến mất mát tiền bạc. Sau khi nhận ra sai lầm của mình, tôi vô cùng hối hận và day dứt.
Đây là bài học đắt giá cho tôi về sự nguy hiểm của "si" trong lĩnh vực tài chính. Nó khiến tôi nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ thông tin, cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Mù quáng tin vào lời hứa hẹn về học thi tư vấn bảo hiểm:
Mong muốn có thêm thu nhập và theo đuổi một ngành nghề mới, tôi đã tham gia khóa học tư vấn bảo hiểm sau khi được giới thiệu về những lời hứa hẹn về mức thu nhập cao và cơ hội thăng tiến.
Tuy nhiên, do thiếu tìm hiểu kỹ về bản thân và lĩnh vực này, tôi nhanh chóng nhận ra rằng đây không phải là thế mạnh của mình. Khóa học đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên trì, trong khi tôi lại thích sự linh hoạt và năng động.
Vì "si mê" vào những lời hứa hẹn ban đầu, tôi đã bỏ ngang khóa học giữa chừng, lãng phí thời gian và tiền bạc.
Trải nghiệm này giúp tôi hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp hơn trong tương lai.
Bài giảng về "si" đã đánh thức tôi khỏi những ảo tưởng và sai lầm trong quá khứ. Nhờ vậy, tôi nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc tỉnh táo, sáng suốt trước những cám dỗ và lời hứa hẹn.
Từ nay, tôi sẽ luôn ghi nhớ bài học này, trau dồi trí tuệ, vun bồi lòng từ bi để không còn vướng mắc vào "si", hướng đến cuộc sống an lạc và ý nghĩa hơn.
Cách để nhận được giá trị khi hiểu về "Si"
Tôi mong rằng các bạn độc giả hữu duyên đọc bài này sẽ tự đặt câu hỏi và suy ngẫm thêm về "si" trong tam độc. Dưới đây là một số gợi ý.
1. Cảm xúc và nhận thức:
- Trước khi nghe giảng: Bạn có những suy nghĩ, hiểu biết nào về "si" trước khi tham gia buổi giảng? Bạn có cảm thấy lo lắng, tò mò hay hoài nghi về chủ đề này không?
- Trong khi nghe giảng: Những nội dung nào trong bài giảng khiến bạn ấn tượng nhất? Bạn có những cảm xúc gì khi tiếp nhận thông tin về "si"?
- Sau khi nghe giảng: Bạn có suy nghĩ gì khác về "si" sau khi nghe giảng? Bạn nhận ra điều gì mới mẻ về bản thân và cuộc sống?
2. Ví dụ thực tế:
- Hãy chia sẻ một ví dụ cụ thể trong cuộc sống của bạn thể hiện "si". Ví dụ, bạn có từng vì si mê vật chất mà đánh mất giá trị đạo đức? Hay bạn có từng vì si mê tình cảm mà làm tổn thương người khác?
- Sau khi hiểu rõ về "si", bạn đã thay đổi hành vi như thế nào để tránh khỏi những sai lầm tương tự?
3. Áp dụng:
- Bạn có thể áp dụng những kiến thức học được về "si" như thế nào vào cuộc sống hàng ngày?
- Làm thế nào để rèn luyện trí tuệ và lòng từ bi để dần dần tiêu trừ "si"?
- Bạn có thể chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tu tập và chuyển hóa "si" thành trí tuệ.
Hi vọng rằng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về "si". Và cũng phần nào liên hệ với nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào tình trạng nợ nần khi "si" một cái gì đó hoặc ai đó.
Trong bài sau, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về cái độc thứ hai là "tham". Và tôi cũng có câu chuyện riêng về cái sự "tham" này, không chỉ gây tai họa đau khổ cho chính tôi mà còn cho vô số những người khác nữa.
Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo về "tham".
Help content creators to make money online by sharing actionable marketing tips #TEDxSpeaker since 2015 ⚠ Fact: Quit 9-5 banking job after 8 years (?!)
tumichael.com/me
Cộng Đồng Tú Michael
Tham gia cộng đồng Trại Gà MMO với hơn 6.000+ thành viên cùng nhau chia sẻ kiến thức MMO văn minh và lành mạnh
Bình luận