Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân
Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân

Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân

tumichael.com là blog về mmo, online marketing, học Tiếng Anh MMO. Giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, kinh doanh online bền vững

Mỗi đêm, tôi trằn trọc không ngủ. Ánh đèn đường hắt qua ô cửa sổ chiếu vào những con số nợ chồng chất.

Cảm giác bất lực, tuyệt vọng bao trùm lấy. Đã từng có công việc ổn định, thu nhập khá, vậy mà cuộc sống của tôi lại rơi vào cảnh túng quẫn.

Tôi đã phải vay từng đồng từ bạn bè, họ hàng, gia đình để duy trì cuộc sống. Dằn vặt. Sợ hãi. Các con số cứ nhảy múa trong đầu.

Loay hoay tìm đủ cách để “giật gấu vá vai”. Liệu có cách nào để thoát khỏi vòng xoáy nợ nần này?

Bạn có lúc cảm thấy giống như tôi?

Áp lực nợ nần không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và mất đi niềm tin vào tương lai.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá một phương pháp độc đáo giúp bạn vượt qua khó khăn, lấy lại cuộc sống bình yên.

Đây là một trong những phương pháp mà chính tôi đã áp dụng để từng bước trả được hết nợ xấu (khoảng hơn 100 triệu VNĐ). Đó là phương pháp sử dụng tháp nhu cầu Maslow ngược!

Ở Việt Nam, lượng tìm kiếm về tháp nhu cầu Maslow khá nhiều. Nhưng cũng không ít người hiểu lầm về tháp nhu cầu này, đặc biệt là bậc thang trên cùng.


Trước khi bắt đầu, bạn có thể đăng ký đọc FREE bản thảo ebook "Debt Game" tại đây. Đây là bản thảo Tú Michael đang viết nháp, nhưng cũng có nhiều thông tin hữu ích. Nhận xét của một bạn đã đọc bản thảo:

Ebook "Debt Game" dự kiến phát hành 8.8.2024. Giá gốc là 399k. Nhưng ngay từ bây giờ bạn có thể đặt mua sớm với giá chỉ 149k (tiết kiệm 250k)! Hãy click nút phía dưới để đặt mua nhé!


Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì?

Bạn đã bao giờ nghe đến tháp nhu cầu của Maslow? Đây là một lý thuyết nổi tiếng trong tâm lý học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì con người cần để cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã mô tả nhu cầu của con người như một chiếc thang, với từng bậc thang đại diện cho một loại nhu cầu khác nhau.

Tháp Nhu Cầu Maslow Có Mấy Bậc?

Tháp nhu cầu của Maslow được chia thành 5 bậc, tương đương với 5 cấp độ chính:

  1. Nhu cầu sinh lý: Bao gồm những nhu cầu cơ bản nhất để duy trì sự sống như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi.
  2. Nhu cầu an toàn: Liên quan đến cảm giác an toàn, ổn định trong cuộc sống, bao gồm cả an toàn về tài chính.
  3. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được yêu thương, được thuộc về một nhóm, được kết nối với người khác.
  4. Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được đánh giá cao, được công nhận, có vị trí trong xã hội.
  5. Nhu cầu tự thể hiện bản thân: Nhu cầu đạt được hết tiềm năng của bản thân, làm những việc mình yêu thích và có ý nghĩa.

Theo Maslow, con người sẽ chỉ hướng tới những nhu cầu cấp cao hơn khi các nhu cầu cấp thấp đã được đáp ứng. Ví dụ, một người sẽ không thể tập trung vào việc tìm kiếm sự sáng tạo khi họ đang lo lắng về việc làm sao để có đủ thức ăn.

Trong bài này, tôi đã chọn hình ảnh minh họa về Tháp nhu cầu Maslow có chú thích Tiếng Việt về "nhu cầu thể hiện bản thân" là "khai phá toàn bộ tiềm năng, tận dụng tối đa các khả năng".

Vì đa số sẽ hiểu nhầm việc tự thể hiện bản thân gắn liền với những thứ vật chất xa hoa. Hoặc sẽ máy móc làm theo từng bậc thang một để rồi khi lên đến bậc thang cuối thì bám chấp vào đó, mãi không thể leo xuống, đặc biệt là với những người đang đối mặt với nợ nần.

Những người khổ sở nhất KHÔNG phải là những người nghèo đang bục mặt cày tiền trả nợ.

Những người khổ sở nhất lại chính là những người đã-từng-giàu vẫn phải gồng người lên vừa trả nợ vừa sống cho đúng cái mác "người giàu" mà bản thân họ đã vẽ ra, đặc biệt là đã từng thể hiện trên mạng xã hội.

Và những người kiểu này thì đến 96,69% lại đâm đầu vào vòng xoáy vay mượn để duy trì cái đỉnh tháp nhu cầu Maslow (nhu cầu thể hiện bản thân).

Hiểu đúng về bậc thứ 5 của tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow trong Tiếng Anh là "Maslow's hierarchy of needs".

Bạn có thể so sánh phiên bản gốc của Tháp nhu cầu Maslow bằng Tiếng Anh trong hình trên.

Khi dịch sang Tiếng Việt, từ "needs" với nghĩa gốc là "cần" dịch là "nhu cầu" thì sẽ dễ gây hiểu lầm theo nhu cầu kiểu mong muốn (demands). Trong khi "needs" nghĩa gốc là "cần". Và hiểu lầm chí mạng là khi dịch từ "self-actualization" là "tự thể hiện bản thân".

Self-actualization trong tiếng Anh có thể dịch sát nghĩa là tự thực hiện, nhưng để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của khái niệm này trong bối cảnh Tháp nhu cầu Maslow, chúng ta cần đi sâu hơn một chút.

Self-actualization là gì?

Trong Tháp nhu cầu Maslow, self-actualization là nhu cầu cao nhất và phức tạp nhất của con người. Nó đại diện cho mong muốn được phát triển bản thân một cách tối đa, khám phá và khai thác hết tiềm năng của mình.

  • Định nghĩa đơn giản: Đó là việc trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, sống một cuộc sống có ý nghĩa và thực hiện những điều mà bạn đam mê.
  • Ví dụ: Một họa sĩ muốn tổ chức triển lãm cá nhân, một nhà văn muốn xuất bản cuốn sách của mình, một nhà khoa học muốn khám phá ra một điều mới mẻ... Tất cả đều là những ví dụ về việc theo đuổi nhu cầu self-actualization.

Nguồn gốc của từ "self-actualization"

Từ "self-actualization" được nhà tâm lý học Abraham Maslow sử dụng để mô tả nhu cầu cao nhất trong lý thuyết của ông. Maslow đã quan sát thấy rằng, sau khi đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như ăn uống, an toàn, tình yêu và sự tôn trọng, con người sẽ có xu hướng tìm kiếm những cách để phát triển bản thân và đạt được tiềm năng tối đa.

Vì sao self-actualization lại quan trọng?

  • Hạnh phúc và sự hài lòng: Khi chúng ta theo đuổi nhu cầu self-actualization, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn với cuộc sống.
  • Sự phát triển cá nhân: Việc khám phá và phát triển bản thân giúp chúng ta trở nên toàn diện hơn.
  • Đóng góp cho xã hội: Khi chúng ta đạt được sự tự thực hiện, chúng ta có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.

Tóm lại, self-actualization là một khái niệm quan trọng trong Tháp nhu cầu Maslow, nó đại diện cho mong muốn không ngừng phát triển và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

💡
Vậy mà rất nhiều thầy bà ở Việt Nam dạy rằng bậc cao nhất của tháp Maslow là thể hiện bản thân bằng những thứ vật chất thể hiện đẳng cấp, từ đó kêu gọi học viên lao đầu vào cuộc đua kiếm tiền nhanh, làm giàu bất chấp.

Bạn thấy sự nguy hiểm của việc không hiểu nghĩa gốc và xuyên tạc những kiến thức cơ bản chưa?

Vì vậy, khi học bất kỳ kiến thức gì, tôi luôn khuyến khích bạn phải có tư duy phản biện, kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, đặc biệt là tài liệu gốc.

Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow trong cuộc sống:

Tháp nhu cầu Maslow có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ:

  • Giáo dục: Hiểu rõ nhu cầu của học sinh để tạo ra môi trường học tập phù hợp, thúc đẩy động lực học tập.
  • Quản lý nhân sự: Xây dựng các chính sách đãi ngộ, tạo động lực làm việc hiệu quả cho nhân viên.
  • Marketing: Xác định nhu cầu của khách hàng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
  • Phát triển bản thân: Nhận biết và thỏa mãn các nhu cầu của bản thân để đạt được sự cân bằng và hạnh phúc.

Hạn chế của Tháp nhu cầu Maslow:

  • Tính đơn giản hóa: Tháp nhu cầu Maslow chỉ là một mô hình lý thuyết, không thể giải thích đầy đủ sự phức tạp của nhu cầu con người.
  • Không tính đến yếu tố văn hóa: Nhu cầu của con người có thể khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, xã hội.
  • Thứ bậc nhu cầu không cố định: Thứ tự các nhu cầu có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và hoàn cảnh cụ thể.
  • Không giải thích được các hành vi lệch lạc: Tháp nhu cầu Maslow không giải thích được tại sao một số người lại tìm cách thỏa mãn những nhu cầu cấp thấp hơn khi đã đáp ứng được những nhu cầu cấp cao hơn.

Các nhà nghiên cứu hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển các mô hình lý thuyết về nhu cầu con người, nhằm khắc phục những hạn chế của Tháp nhu cầu Maslow và cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về động lực của con người.

Tháp nhu cầu Maslow ngược - Con đường thoát khỏi nợ nần

Tháp Nhu Cầu Maslow Và Vấn Đề Nợ Nần

Tháp nhu cầu của Maslow thường được áp dụng để xây dựng cuộc sống, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và những gì mình muốn đạt được.

Tuy nhiên, trong trường hợp nợ nần, chúng ta cần phải nhìn nhận tháp nhu cầu theo một góc độ khác.

Khi gánh nặng nợ nần đè nặng lên đôi vai, việc tập trung vào những nhu cầu cấp cao như tự thực hiện trở nên xa vời.

Những bạn đã theo dõi tôi từ trước có lẽ đều biết các giai đoạn chính của tôi:

  • Là nhân viên Vietcombank trong 8 năm (2007-2015). Đó là công việc ổn định lương cao nhiều người mơ ước.
  • Trong 8 năm đó, tôi vẫn duy trì đam mê Moondancing với những nguồn thu nhập phụ như đi biểu diễn, biên đạo cho các event từ lớn đến nhỏ, bán và cho thuê trang phục biểu diễn, bán các vật phẩm liên quan đến Michael Jackson (sách, tạp chí, CD, DVD,v.v..),
  • Biết đến thế giới MMO từ 2011 với xuất phát điểm rất khiêm tốn là làm freelancer trên Fiverr với kỹ năng Moondancing chỉ với $5/gig. Nhưng dấu mốc đó đã mở ra cả một chân trời mới cho tôi khi tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về affiliate marketing.
  • Sau khi có 6 nguồn thu nhập đến từ online, tôi quyết định nghỉ việc ngân hàng vào năm 2015 để khởi nghiệp. Sự tự do đã cho tôi phát huy hết những tiềm năng. Tôi đã thử rất nhiều các hình thức MMO như blogging, affiliate marketing, dropshipping, AirBnB, thậm chí đầu tư crypto từ khá sớm (2017).

Có thể nói rằng tôi khá rủng rỉnh tiền bạc và chưa bao giờ rơi vào cảnh túng quẫn, giật gấu vá vai.

Nhưng do “chơi ngu” trong lĩnh vực tài chính năm 2021. Chỉ vì bị mờ mắt bởi tam độc Tham-Sân-Si. Tôi đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Cuối cùng gánh hơn 100 triệu nợ xấu và 2,1 tỉ nợ ngân hàng. Đã có những lúc tôi phải vay từng triệu đồng của rất nhiều người (từ bạn bè, họ hàng, gia đình,v.v..) để duy trì cuộc sống.

Kể ra thì câu chuyện rất dài. Chắc để sau này khi già tôi sẽ viết lại tiểu sử của mình.

Chỉ cần bạn biết rằng tôi đã từng chìm sâu trong vòng xoáy nợ nần. Nhưng tôi đã tìm ra cách thoát khỏi nó bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới.

Tôi đã lấy cảm hứng từ lý thuyết tháp nhu cầu nổi tiếng của Maslow. Thay vì xây dựng từ dưới lên, tôi đã quyết định "đi ngược" lại tháp này.

Tháp Nhu Cầu Maslow Ngược: Cách Thức Hoạt Động

Bắt đầu từ đỉnh tháp: Tại sao lại bắt đầu từ nhu cầu cao nhất?

Khi mới biết về nhu cầu Maslow, tôi có xu hướng nghĩ rằng để đạt được hạnh phúc, tôi cần phải thỏa mãn tất cả các nhu cầu, từ thấp đến cao.

Tuy nhiên, khi đã mắc nợ, việc tập trung vào những nhu cầu cao nhất như sự thể hiện bản thân, sự công nhận của xã hội chỉ khiến tôi càng thêm căng thẳng và khó khăn hơn trong việc trả nợ.

Bằng cách bắt đầu từ việc loại bỏ những nhu cầu này, tôi sẽ giảm bớt áp lực và có thêm động lực để tập trung vào những gì thực sự quan trọng.

Đặc biệt là khi nợ, tôi lại bị bám chấp vào những thứ ở trên đỉnh tháp như cái tôi cá nhân, sự công nhận của xã hội,v.v..

Tôi bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn của việc cố gắng đáp ứng những nhu cầu cao hơn như sự công nhận, địa vị xã hội, trong khi lại bỏ qua những nhu cầu cơ bản nhất.

Và khi đọc và hiểu sâu hơn về từ gốc Tiếng Anh "self-actualization", tôi nhận ra rằng, để thoát khỏi nợ nần, tôi cần phải bắt đầu từ việc nhận diện chính xác và loại bỏ dần những nhu cầu không cần thiết, thay vì cố gắng đạt được tất cả mọi thứ.

Loại bỏ những ảo tưởng: Đối mặt với thực tế

Một trong những bước quan trọng đầu tiên khi áp dụng tháp nhu cầu Maslow ngược là đối mặt với thực tế.

Chúng ta cần phải thừa nhận rằng không phải tất cả những gì chúng ta muốn đều có thể đạt được ngay lập tức.

Việc cố gắng duy trì một lối sống xa hoa hoặc mua sắm những món đồ đắt tiền chỉ khiến chúng ta càng thêm chìm sâu vào nợ nần.

Nếu vẫn còn ý niệm bám chấp, đó là do vẫn còn cái gốc của tam độc là "Si":

💡
"Si" là trạng thái không biết đúng lẽ thật giả, không nhận ra phải trái, không thấy được tà chánh, ngu tối mờ mịt.

Bạn có thể đọc thêm bài viết Si Là Gì? Hiểu "Si" Để Thấy Rõ Gốc Của "Tam Độc" Khi Làm MMO

Tập trung vào những gì thực sự quan trọng

Sau khi loại bỏ những nhu cầu không cần thiết, chúng ta sẽ bắt đầu nhận ra rằng hạnh phúc thực sự đến từ những điều đơn giản trong cuộc sống:

  • Một bữa ăn giản dị cùng gia đình
  • Một cuộc trò chuyện với người thân
  • Hay đơn giản chỉ là có thể ngủ được một giấc không mộng mị.

Bằng cách tập trung vào những giá trị tinh thần, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng hơn và có thêm động lực để vượt qua khó khăn.

Và lúc đó, chúng ta sẽ nhận ra những khoản chi tiêu không cần thiết, chỉ để mua những thứ chúng ta MUỐN chứ không phải mua thứ chúng ta thực sự CẦN.

Trước đây, tôi là một tín đồ công nghệ chính hiệu.

Cứ mỗi khi có sản phẩm mới ra mắt, tôi lại không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của những tính năng hiện đại. Tôi đã từng bỏ ra hơn 20 triệu đồng để mua một dàn máy tính "siêu khủng", nhưng thực tế chỉ sử dụng một phần rất nhỏ công suất của nó. Khi giá trị của dàn máy giảm đi đáng kể. Tôi muốn thanh lý dàn máy đó thì giá của nó chỉ còn hơn 5 triệu đồng. Lúc đó, tôi mới nhận ra mình đã tiêu tiền một cách lãng phí như thế nào.

Đặc biệt khi đối mặt với việc trả lãi ngân hàng gần 20 triệu đồng, cùng với các chi phí sinh hoạt khác, cuộc sống của tôi trở nên vô cùng áp lực. Công việc không ổn định, sức khỏe suy giảm, và những đêm mất ngủ vì lo lắng đã khiến tôi rơi vào trạng thái trầm cảm.

Tuy nhiên, sau những khó khăn đó, tôi đã nhận ra rằng mình cần phải thay đổi. Tôi bắt đầu thực hành lối sống tối giản, từ bỏ những thói quen mua sắm bốc đồng. Tôi học cách trân trọng những gì mình đang có và hiểu rõ hơn về bản chất của "tham-sân-si".

Chính việc si mê, bám chấp vào những thứ mình cứ tưởng rằng có thật đó đã hình thành những thói quen tiêu dùng vô độ, những ảo tưởng về việc mình có thể làm được mọi thứ để kiếm tiền online, đã đẩy tôi vào cảnh nợ nần.

Bây giờ, khi viết những dòng này, tôi đã có thể trả hết nợ xấu và đã tích lũy được một khoản tiền đáng kể để trả góp cho căn hộ của mình. Tôi cảm thấy biết ơn cuộc sống và nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Quá trình này đã giúp tôi rèn luyện tính kiên trì, tự giác và ý chí mạnh mẽ. Tôi tin rằng, với những bài học kinh nghiệm đã rút ra được, tôi sẽ có thể đạt được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

Trong ebook “Debt Game”, tôi sẽ chia sẻ chi tiết những gì tôi áp dụng mô hình Maslow ngược để từng bước trả hết nợ xấu.

Trong khuôn khổ bài blog này, tôi chỉ nêu khái quát các bước thực hiện.

Tháp Nhu Cầu Maslow Ngược: Các Bước Thực Hiện

Bước 1: Công khai tình hình nợ nần

Bước đầu tiên và quan trọng nhất là công khai tình hình nợ nần của bạn. Việc đối mặt với thực tế sẽ giúp bạn nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp. Đừng ngại chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tài chính. Sự hỗ trợ từ những người xung quanh sẽ giúp bạn cảm thấy không cô đơn và có thêm động lực để vượt qua khó khăn.

Bước 2: Xác định lại các ưu tiên

Sau khi đã có cái nhìn rõ ràng về tình hình nợ nần, bạn cần xác định lại những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống. Hãy lập một danh sách những giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn của bạn. Từ đó, bạn có thể loại bỏ những thứ không cần thiết, ví dụ như những sở thích đắt tiền, những mối quan hệ tiêu cực, hoặc những công việc không mang lại niềm vui.

Bước 3: Giảm thiểu nhu cầu

  • Nhu cầu thể hiện bản thân: Tạm thời gác lại những mục tiêu lớn và tập trung vào những việc nhỏ nhặt mang lại niềm vui.
  • Nhu cầu tôn trọng: Thay vì tìm kiếm sự công nhận từ người khác, hãy tự tạo động lực cho bản thân.
  • Nhu cầu xã hội: Hạn chế những hoạt động xã hội đắt tiền, thay vào đó, hãy dành thời gian cho gia đình và những người bạn thực sự quan tâm.
  • Nhu cầu an toàn: Tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm chi phí như nấu ăn tại nhà với những bữa ăn cơ bản nhất, sử dụng các phương tiện công cộng.
  • Nhu cầu sinh lý: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản nhưng tránh xa sự xa hoa.

Bước 4: Tạo động lực

Để duy trì động lực trong suốt quá trình trả nợ, bạn có thể:

  • Tạo một bảng kế hoạch chi tiết: Thống kê chi tiết quá trình trả nợ của bạn bằng một bảng tính hoặc biểu đồ. Mỗi lần thanh toán khoản nợ, hãy đánh dấu vào bảng, bạn sẽ cảm thấy mình đang tiến gần đến mục tiêu hơn.
  • Khen thưởng bản thân: Khi đạt được một mục tiêu nhỏ, hãy thưởng cho mình một món quà nhỏ để tạo động lực.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng: Tham gia các nhóm hỗ trợ trực tuyến hoặc offline để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác.
  • Đọc những câu chuyện truyền cảm hứng: Những câu chuyện về những người đã thành công trong việc trả nợ sẽ giúp bạn tin rằng mình cũng có thể làm được.

Bạn thấy Tháp nhu cầu Maslow ngược này như thế nào? Đây mới chỉ là một phần tôi "giác ngộ" được trên hành trình trả nợ của mình. Và thực tế là Tháp nhu cầu Maslow ngược đã giúp tôi trả được hết nợ xấu, từng bước một cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.

Vì vậy, tôi rất mong bạn cũng nhận được giá trị từ bài viết về Tháp nhu cầu Maslow ngược này.

Trong ebook "Debt Game", tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn quá trình trả nợ của tôi với những góc nhìn mới và sâu sắc hơn nữa, kèm minh họa cụ thể, từ đó giúp bạn tự đối chiếu với bản thân để tìm con đường phù hợp nhất. Mục tiêu cuối cùng là trả được nợ.

Ngay bây giờ, bạn có thể mua ebook "Debt Game" với giá ưu đãi tại đây:

Kết luận

Tháp nhu cầu Maslow ngược là một công cụ hữu ích giúp bạn vượt qua khó khăn về tài chính.

Bằng cách xác định lại các ưu tiên, giảm thiểu nhu cầu và tạo động lực, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi nợ nần và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy nhớ rằng, việc trả nợ là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm.

Đừng nản lòng trước những khó khăn, hãy tin vào bản thân và bạn sẽ thành công.

Lời khuyên cuối cùng: Bắt đầu hành động ngay hôm nay! Hãy lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý, tìm kiếm các nguồn thu nhập thêm và kiên trì thực hiện. Thành công sẽ đến với những người biết cố gắng.

Bình luận

banner-Tu Michael
Tu Michael's avatar

Help content creators to make money online by sharing actionable marketing tips #TEDxSpeaker since 2015 ⚠ Fact: Quit 9-5 banking job after 8 years (?!)

Hanoi, Vietnam

tumichael.com/me

Xem thêm

Cộng Đồng Tú Michael

Tham gia cộng đồng Trại Gà MMO với hơn 6.000+ thành viên cùng nhau chia sẻ kiến thức MMO văn minh và lành mạnh