Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân
Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân

Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân

tumichael.com là blog về mmo, online marketing, học Tiếng Anh MMO. Giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, kinh doanh online bền vững

Bạn có từng cảm thấy không tự tin trong công việc của mình, nhưng lại sợ người khác phát hiện ra bí mật của bạn?

Đặc biệt là đối với dân làm MMO khi muốn lên level để trở thành solopreneur, dù rất muốn kiếm tiền online nhưng dường như có một nỗi sợ vô hình nào đó ngăn cản. Hoặc là dù kiếm được nhiều tiền nhưng lại luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn và bất an. Bạn sợ người khác phát hiện ra một bí mật gì đó của bạn? Rất có thể bạn đang mắc một hối chứng kinh điển trong xã hội hiện đại: imposter syndrome (hội chứng kẻ mạo danh).

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về hội chứng imposter syndrome - tình trạng tự cảm thấy mình không xứng đáng với thành công của mình.

Lưu ý: Trong bài này có những thuật ngữ và hình minh họa sử dụng Tiếng Anh mà chưa được chuyển ngữ sang Tiếng Việt. Đừng sợ nếu bạn không biết Tiếng Anh. Bạn có thể tham gia khóa học "MMO English" (FREE) để có thể học Tiếng Anh theo phương pháp thực dụng nhất.

1. Hội Chứng Imposter Syndrome - Định Nghĩa và Đặc Điểm

Imposter Syndrome là gì?

1.1. Imposter Syndrome là gì?

Imposter syndrome, hay còn gọi là hội chứng kẻ mạo danh, là tình trạng tâm lý mà người bệnh cảm thấy họ không xứng đáng với thành công của mình, mặc dù có thể được xã hội tung hô, ngưỡng mộ thế nào đi nữa.

Người mắc hội chứng này thường có cảm giác họ chỉ đạt được thành công nhờ vào sự may mắn, và họ sẽ sớm bị phát hiện ra là kẻ mạo danh.

Trong đó, "imposter" có nghĩa là kẻ giả mạo, "syndrome" là hội chứng. Tú Michael dịch dân dã là “nỗi sợ bị lật tẩy”. Chú ý: Một số bài viết top đầu Google ghi là "impostor". Đây là lỗi chính tả. "Imposter" mới là từ đúng.

1.2. Nguồn gốc của imposter syndrome

Thuật ngữ hiện tượng kẻ mạo danh được đặt tên bởi hai nhà tâm lý học Pauline Clance và Suzanne Imes năm 1978.

Thuật ngữ này được giới thiệu trong một bài báo xuất bản năm 1978, có tựa đề "Hiện tượng kẻ mạo danh ở phụ nữ đạt thành tích cao: Động lực và can thiệp trị liệu" của Pauline R. Clance và Suzanne A. Imes. Tên gốc Tiếng Anh: ""The Imposter Phenomenon in High Achieving Women: Dynamics and Therapeutic Intervention".

Clance và Imes định nghĩa hiện tượng kẻ mạo danh là "trải nghiệm nội tâm về sự giả mạo trí tuệ" và ban đầu tập trung nghiên cứu về phụ nữ trong các ngành giáo dục đại học và chuyên nghiệp.

1.3. Các đặc điểm chính của imposter sysndrome

Các đặc điểm chính của hội chứng imposter syndrome bao gồm:

  • Cảm giác tự ti và thiếu tự tin
  • Sợ hãi bị phát hiện
  • Không tin tưởng vào khả năng của bản thân
  • Áp lực về việc hoàn hảo

Điều nực cười là hội chứng này trở nên phổ biến đến nỗi nhiều người cho rằng đó là bình thường, là chuyện "tất lẽ dĩ ngẫu". Để rồi tự gây áp lực cho mình và cho người khác.Anyway, đối chiếu với việc làm MMO đi.
Ví dụ là làm affiliate marketing bằng việc viết blog chẳng hạn. Đa số sẽ theo mô hình “kiếm tiền bằng việc hướng dẫn người khác kiếm tiền”.
Bạn lọ mọ đọc mấy bài viết trên mạng rồi xào nấu lại và post lên blog.

Đặc biệt là khi bạn làm ngách tài chính, bạn phải luôn gồng mình lên để thể hiện ta là người có tiền. "Nỗi sợ bị lật tẩy" này có thể đơn giản đến từ việc trước khi chụp ảnh "cúng" Phây-búc thì phải qua 1001 lớp filter.

Lúc nào cũng thường trực nỗi sợ bị xấu và bị nói xấu. Nếu xét về bản chất, tất cả hình ảnh bạn nhìn thấy trên cõi online này đều là những điểm ảnh được số hóa, chỉ toàn 0 và 1. Chẳng phải lố bịch lắm sao khi ngoài việc đắp cả tấn make-up và quần áo sang chảnh lên da thịt (vốn dĩ chỉ là những lớp tế bào), rồi lại phải qua filter để "được" cảm thấy tự tin hơn. À ừ thì xã hội hiện đại nó vận hành như vậy.

Nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực mỗi lần đối diện với chính mình và người khác dù ở cõi online hay offline này, thì rất cần xem xét nghiêm túc về hội chứng imposter syndrome, về nỗi sợ bị lật tẩy này. Bạn nghĩ hội chứng này bình thường, chẳng có gì nghiêm trọng, miễn là kiếm được tiền? Có thể.Nhưng về lâu về dài sẽ gây rối loạn tâm lý nghiêm trọng. Và bạn sẽ không có được bình yên nếu không xử lý triệt để. Hãy đọc tiếp câu chuyện cá nhân của Tú Michael để cảm nhận. 

1.4. Câu chuyện cá nhân về imposter syndrome

Khoan bàn đến những ám ảnh tuổi thơ như áp lực học hành để trở thành “con nhà người ta”, “con ngoan trò giỏi” theo yêu cầu của bố mẹ và tiêu chuẩn của xã hội. Kéo theo hậu quả là những tổn thương tâm lý, những lần trầm cảm kéo dài dai dẳng của một thế giới nội tâm hỗn độn, chắp vá và vụn vỡ (nhưng vẫn cố tỏ ra bình thường bên ngoài).

Chỉ thời gian gần đây thôi, Tú Michael đã trải nghiệm hậu quả kinh khủng từ hội chứng mạo danh (imposter syndrome) này. Đó là vào năm 2021, khi xã hội quay cuồng trong dịch bệnh, cũng là lúc thị trường tài chính hút tiền với vô số sàn BO, app tài chính đa cấp,v.v.. Và có rất nhiều anh em làm MMO ngách tài chính ăn đậm, trong đó có Tú Michael. Khi làm aff kéo mem cho các app tài chính đa cấp, tiền nhiều thì nhiều thật nhưng cảm giác tự ti, sợ bị phát hiện cũng tăng dần theo. Rối loạn tâm lý thể hiện rõ nhất khi tâm trạng của Tú Michael rất thất thường, sẵn sàng combat khẩu chiến với bất kỳ ai, kể cả người trong gia đình. Tình trạng này là rất phổ biến. Nhất là khi Tú Michael đọc được những tâm sự của một số anh em làm MMO ngách tài chính tương tự.

Có vẻ họ rất thành công, rất tự do đó. Nhưng đằng sau đó luôn là một áp lực vô hình. Bạn có để ý là sau cơn say tài chính đó, đa số lại post bài ít đi rất nhiều không? Có thể họ đang đi du lịch Dubai để tận hưởng. Nhưng cũng có thể họ lại đang quay cuồng với đủ các vấn đề cá nhân. Hoặc có thể tâm lý họ đã mệt mỏi với hội chứng kẻ giả mạo này rồi. Hầu như bố nào làm MMO ngách tài chính cũng kêu toáng lên “đây không phải là lời khuyên tài chính”, “tôi chia sẻ vì cộng đồng”,v.v..

Nhưng sau khi kiếm được cả mớ tiền thì lại bắt đầu chia sẻ nhỏ giọt hoặc dừng hẳn? “Vì cộng đồng” ở đâu vậy? Câu trả lời và cách chữa trị hội chứng “sợ bị lật tẩy” này, chắc để dành cho bạn đọc suy ngẫm và tự trả lời.

Tú Michael vẫn đang thường xuyên vật lộn với nhiều bệnh tâm lý khác nhau, trong đó có hội chứng này nên sẽ chỉ chia sẻ theo trải nghiệm cá nhân và dựa theo một số tài liệu đọc được.

2. Triệu Chứng Của Imposter Syndrome

Triệu chứng của Imposter Syndrome

2.1. Cảm giác tự ti và thiếu tự tin

Người mắc hội chứng imposter thường có cảm giác họ không xứng đáng với thành công của mình, và họ luôn nghi ngờ vào năng lực và giá trị của bản thân.

Đây là điều mà Tú Michael thường xuyên cảm thấy, mặc dù rất nhiều người bảo rằng Tú Michael có nhiều ưu điểm mà người khác không có. Điều này kéo theo việc gây căng thẳng khi Tú Michael bắt đầu làm một việc gì đó. Nhất là khi bước chân vào lĩnh vực kiếm tiền online MMO, nhìn đâu cũng thấy người khác giỏi hơn mình. Nhiều khi rất muốn chia sẻ một cách làm MMO gì đó mà cảm thấy tự ti, thấy đã bằng ai đâu mà chia sẻ. Hoặc đó cũng có thể là ngụy biện của việc giấu nghề. Và chính vì che giấu nên sẽ dẫn đến triệu chứng thứ hai là nỗi sợ bị phát hiện.

2.2. Sợ hãi bị phát hiện

Người bị hội chứng kẻ mạo danh luôn sống trong nỗi sợ hãi sẽ bị người khác phát hiện ra rằng họ thực sự không có năng lực hoặc năng lực không đủ tốt.

Ngoài việc sợ bị phát hiện khi làm việc sai với pháp luật thì người bị "imposter syndrome" thường ám ảnh với sự thất bại. Vì thất bại đồng nghĩa với việc bị phát hiện là "kẻ giả mạo".

Tú Michael đã trải nghiệm sâu sắc điều này khi làm affiliate cho các app tài chính đa cấp. Lúc đầu còn có thể vui vẻ, hớn hở khi post ảnh khoe thu nhập nhưng càng về sau càng thấy áp lực và nặng nề.

2.3. Không tin tưởng vào khả năng của bản thân

Người mắc hội chứng imposter thường không tin tưởng vào khả năng của bản thân, và họ cho rằng mọi thành công của họ chỉ đến từ sự may mắn, hoặc là do sự hỗ trợ từ người khác chứ mình không tài giỏi gì cả. Điều này đặc biệt đúng với những cậu ấm cô chiêu được gia đình o bế, thêm quả combo bị bố mẹ đặt kỳ vọng quá cao thì đây đúng là nan đề mà thế hệ trẻ trong thời hiện đại phải chịu đựng mà không biết giãi bày cùng ai. .

Bản thân Tú Michael cũng thường xuyên không tin tưởng vào khả năng của bản thân. Thấy mình cái gì cũng biết một chút mà chẳng thấy giỏi cái gì cả. Cảm giác mọi thành công của mình đều chẳng xứng đáng. Cứ mải miết loanh quanh đi tìm một cái gì đó hết sức mơ hồ. Hệ quả là bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.

Ví dụ là hồi xưa khi còn trai trẻ, đáng lẽ có cơ hội để phát triển thêm về Moondancing như mở thêm phòng tập, phát triển kênh Youtube,v.v.. Thậm chí hoàn toàn có thể kiếm tiền online "go global" luôn với các khóa học online. Nhưng lại không tin tưởng vào khả năng Moondancing cũng như marketing của mình. Đến lúc muốn bắt đầu lại thì cũng khá muộn. Mức độ quan tâm và nhu cầu học Moondancing đã ít đi nhiều. Chưa kể sức khỏe cũng không tốt bằng thời trai trẻ, cộng thêm bao nhiêu nỗi lo cơm áo gạo tiền khi lập gia đình nữa.

2.4. Áp lực về việc hoàn hảo

Họ luôn đặt áp lực lên bản thân để phải hoàn hảo trong mọi việc, và họ không chấp nhận được bất kỳ sai lầm nào.

Cái này lúc mới làm MMO hầu như ai cũng bị luôn.

Ví dụ như quay một video Youtube hay video ngắn TikTok là cũng phải quay đi quay lại sao cho chỉn chu nhất. Và quay xong 1 video thì mệt thấy bà. Duy trì tần suất để quay những video tiếp theo là nản luôn.

Làm MMO lâu năm như Tú Michael cũng không phải ngoại lệ. Khi Tú Michael xây dựng "Trại Gà MMO" thì post bài rất điên cuồng như trải lòng. Cũng đạt được kết quả khả quan là hơn nghìn người tham gia chỉ trong 1 tháng. Nhưng bây giờ, khi "Trại Gà MMO" đạt hơn 4000 mem rồi thì lại thấy áp lực về việc mỗi bài viết phải chỉn chu, phải hoàn hảo. Và cuối cùng sinh ra trì hoãn.

Hoặc như hồi xưa, mỗi khi định post video Moondancing thì lại cân nhắc tới lui, soi đâu cũng thấy lỗi. Lúc thì thấy nhảy sai nhạc, lúc thì thấy trang phục có vấn đề. Và bây giờ khi xem lại và upload lại những video cũ thì lại thấy hồi trẻ mình nhảy xung vãi chưởng. Thậm chí thu hút được thêm các người xem nước ngoài.

Giá như nếu không tự gây áp lực phải hoàn hảo thì sẽ tốt hơn nhiều.

Thế nên, bây giờ Tú Michael bắt đầu post lại trên blog cá nhân và trong "Trại Gà MMO". Bất kể đó là bài viết chưa hoàn hảo.

3. Nguyên Nhân Gây Ra Imposter Syndrome

Vòng tròn tâm lý của "Hội Chứng Kẻ Giả Mạo" (Imposter Syndrome)

3.1. Nền văn hóa và xã hội

Áp lực từ xã hội và nền văn hóa là một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng imposter. Xã hội thường đặt ra những tiêu chuẩn cao về thành công và năng lực, khiến người ta cảm thấy không đủ tự tin.

3.2. Chấn thương tâm lý từ quá khứ

Những trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ như thất bại, phê phán, hay áp lực gia đình cũng có thể góp phần tạo nên hội chứng imposter.

3.4. Cách môi trường làm việc ảnh hưởng đến tâm lý

Môi trường làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động, khiến họ cảm thấy không tự tin và không xứng đáng với vị trí của mình.

4. Cách Xử Lý Imposter Syndrome Hiệu Quả

Cách chữa hội chứng Imposter Syndrome

4.1. Nhận biết và chấp nhận cảm xúc

Việc nhận biết và chấp nhận cảm xúc của mình là bước quan trọng để có thể vượt qua hội chứng imposter. Hãy tập trung vào việc hiểu rõ về cảm xúc của mình và chấp nhận chúng.

Đây là điều mà Tú Michael rút ra được sau quá trình dài vật lộn với hội chứng này. Mấu chốt là cần nhận biết các đặc điểm của hội chứng kẻ giả mạo như đã viết ở trên. Sau đó chấp nhận nhưng không bỏ qua các cảm xúc đó.

4.2. Xây dựng lòng tự tin và tự trọng

Tự tin và tự trọng là yếu tố then chốt để vượt qua hội chứng imposter. Hãy tập trung vào việc xây dựng lòng tự tin và tự trọng bằng cách tập trung vào những thành công và năng lực của bản thân.

Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng theo tâm lý học thì những kẻ giả mạo thường mất tự tin vào bản thân. Chính vì vậy khi Tú Michael cảm thấy tự ti thì thường dành thời gian ngồi suy ngẫm về những thành công của mình trước đây. Và cũng thử làm những thứ nho nhỏ theo thế mạnh của mình khiến mình cảm thấy tự tin hơn.

4.3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân và chuyên gia

Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân và chuyên gia có thể giúp bạn vượt qua hội chứng imposter. Hãy tìm người tin cậy để chia sẻ và nhận được sự động viên, hỗ trợ.

Bài học trong năm 2023 của Tú Michael là "ai chứ không phải thế nào" (who, not how). Đó lại là điều mà Tú Michael đã rút kinh nghiệm từ 2022 khi không dám chia sẻ với ai. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bất ổn, tốt nhất hãy chia sẻ và nhờ hỗ trợ. Đừng loay hoay giải quyết một mình, không thì sẽ càng ngày càng rối. Ví dụ điển hình là Tú Michael đã từng lọ mọ tự cài theme cho trang blog này. Và đúng như đặc điểm của imposter syndrome là "áp lực về việc hoàn hảo", Tú Michael nhận thấy mình quá mất thời gian xử lý vấn đề kỹ thuật. Thế nên từ khi Tú Michael sử dụng dịch vụ set up và quản lý blog của ghostFam thì nhẹ người hơn hẳn. Chỉ cần tập trung vào sản xuất content.

Bạn có thể đọc bài "ghostFam Review - Dịch Vụ Set Up Và Quản Lý Blog Dùng Ghost CMS Đỉnh Nhất Vịnh Bắc Bộ"

4.4. Thay đổi cách tiếp cận công việc và thành công

Hãy thay đổi cách tiếp cận công việc và thành công bằng cách tập trung vào quá trình học hỏi và phát triển bản thân, thay vì chỉ tập trung vào kết quả và thành công.

Đây là một hướng đi mà Tú Michael đã áp dụng trong 2023, theo triết lý làm mà không quá kỳ vọng. Tập trung vào những thứ cơ bản và nền tảng.

Hi vọng bài viết này đã cho các bạn cách nhìn tổng quát nhất về hội chứng kẻ giả mạo (imposter syndrome) này. Nếu bạn có trải nghiệm nào về hội chứng này thì hãy commnent ở phía dưới nhé.

Bình luận

banner-Tu Michael
Tu Michael's avatar

Help content creators to make money online by sharing actionable marketing tips #TEDxSpeaker since 2015 ⚠ Fact: Quit 9-5 banking job after 8 years (?!)

Hanoi, Vietnam

tumichael.com/me

Cộng Đồng Tú Michael

Tham gia cộng đồng Trại Gà MMO với hơn 6.000+ thành viên cùng nhau chia sẻ kiến thức MMO văn minh và lành mạnh