Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân
Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân

Blog về kiếm tiền online, học Tiếng Anh MMO, thương hiệu cá nhân

tumichael.com là blog về mmo, online marketing, học Tiếng Anh MMO. Giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, kinh doanh online bền vững

"Doanh nghiệp vận hành một người" (solopreneur) dường như đang trở thành một từ khóa hot. Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão của những công cụ AI. Nhưng cái gì nóng quá thì cũng dễ gây bỏng. Hào nháng quá cũng gây lóa mắt. Ánh sáng luôn đi kèm bóng tối. Hàng loạt các bài ca ngợi về lợi ích của doanh nghiệp một người. Đa phần đều na ná như nhau.

Hãy cùng Tú Michael một lần ngồi lại và nói thật với nhau về mặt lợi và mặt hại, những hào quang và bóng tối của solopreneur nào! Trước tiên, chúng ta cần bắt đầu bằng định nghĩa solorepneur là gì?

1.Solopreneur là gì?

1.1. Định nghĩa solopreneur:

Solopreneur là một thuật ngữ kết hợp giữa "solo" (đơn độc) và "entrepreneur" (doanh nhân), đề cập đến một mô hình kinh doanh mới mẻ, trong đó một người tự mình vận hành và quản lý một doanh nghiệp hoặc dự án kinh doanh.

Solopreneur thường là người sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ tư duy và hoạt động kinh doanh dựa trên kỹ năng và kiến thức chuyên môn của mình.

1.2. Sự khác biệt giữa Solopreneur và Entrepreneur

Sự khác biệt chính giữa Solopreneur và Entrepreneur nằm ở quy mô hoạt động kinh doanh. Trong khi Entrepreneur thường tập trung vào việc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp lớn với nhiều nhân viên và hoạt động phức tạp, Solopreneur tập trung vào việc tự mình vận hành và quản lý một doanh nghiệp nhỏ hoặc một dự án kinh doanh cá nhân.

2.Ưu và nhược điểm của việc trở thành Solopreneur

2.1. Ưu điểm của solopreneur:

Việc trở thành Solopreneur mang lại nhiều ưu điểm hấp dẫn, đặc biệt là đối với những người muốn tận dụng tối đa sự linh hoạt và tự do trong công việc.

Tự do và linh hoạt về thời gian làm việc

Solopreneur có thể tự quyết định lịch trình làm việc của mình mà không bị ràng buộc bởi lịch trình cố định hoặc sự giám sát từ người quản lý. Điều này giúp họ có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc một cách linh hoạt hơn.

Quyết định độc lập và kiểm soát toàn bộ quy trình kinh doanh

Solopreneur có quyền quyết định và thực hiện mọi quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình mà không cần phải tham gia vào các cuộc họp hay thương lượng với đồng nghiệp.

Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận cá nhân

Bằng cách tự mình vận hành và quản lý doanh nghiệp, Solopreneur có thể tiết kiệm chi phí về nhân sự và hoạt động kinh doanh, từ đoạn đầu đến quảng bá và tiếp thị sản phẩm dịch vụ. Điều này giúp họ tối ưu hóa lợi nhuận cá nhân một cách hiệu quả.

2.2. Nhược điểm của solopreneur:

Mặc dù có nhiều ưu điểm, việc trở thành Solopreneur cũng đem đến những thách thức và nhược điểm mà người tham gia cần phải đối mặt.

Áp lực và trách nhiệm lớn

Solopreneur phải đối mặt với áp lực và trách nhiệm lớn khi phải đảm nhận toàn bộ công việc và quyết định kinh doanh. Họ phải tự mình giải quyết mọi vấn đề phát sinh và đối mặt với rủi ro một cách đơn độc.

Hạn chế về khả năng mở rộng kinh doanh

Do hạn chế về nguồn lực và khả năng quản lý, Solopreneur thường gặp khó khăn khi muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dịch vụ.

Thiếu sự hỗ trợ và phản hồi từ đồng nghiệp

Không có đồng nghiệp hoặc đội ngũ nhân viên, Solopreneur thường thiếu sự hỗ trợ và phản hồi từ người khác để cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Lưu ý:

Nhiều người dịch nghĩa đen là “doanh nhân một mình”. Nghe nó củ chuối quá.

Đã là doanh nhân thì không một mình thì mấy mình? Thôi thì lái sang một chút thành “doanh nghiệp vận hành một người” cho sang mồm, cho hoành tráng.

Và khéo đây là nguồn gốc của nhiều lầm tưởng và ảo tưởng rằng đây là công việc dễ dàng, set up và tối ưu thì sẽ thành cỗ máy in tiền, không cần nhân sự nào, chỉ cần mình làm việc ở mọi lúc mọi nơi,v.v.

Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản nhất, solopreneur là “doanh nhân độc lập”, là một người chủ nhưng cũng đồng thời là nhân viên. Solopreneur hầu như làm tất cả mọi thứ. Từ việc lên ý tưởng, xây dựng và phát triển sản phẩm, marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Bạn cảm thấy có kham được từng đó khối lượng công việc không mà nghĩ solopreneur là dễ dàng, là cuộc sống trong mơ?

Tú Michael sẽ chia sẻ thêm ở phần cuối bài. Tiếp theo, hãy đến với lý do vì sao solopreneur lại dần phổ biến, lại thành hot trend như vậy.

3.Tại sao solopreneur lại ngày càng phổ biến?

Có khá nhiều nguyên nhân. Nhưng suy cho cùng thì cũng không thoát khỏi vòng luẩn quẩn sau:

Bạn là nhân viên. Đã bao giờ bạn cảm thấy ức chế vì sếp ngu vãi nồi? “Tao mà làm sếp thì tao còn làm tốt hơn”. Nhân viên lầm bầm.

Bạn là sếp tổng. Đã bao giờ bạn cảm thấy tức điên người vì nhân viên dốt vãi chấy. “Đợi mày làm thì thà tao làm luôn cho xong.” Sếp càm ràm.

Và thế là nhân viên nghỉ việc để khởi nghiệp, để thành sếp. Sếp không tuyển được nhân viên thì lại làm thay việc của nhân viên.

Và thế là một vòng lặp luẩn quẩn bắt đầu.

Nhưng cái tác động làm cho cái vòng lặp này cứ quay đều là do:

  • Sự phát triển của công nghệ:
    Tự động hóa (automation) giảm tải những công việc lặp đi lặp lại, tự động vận hành mà không cần có người túc trực. Trí thông minh nhân tạo (AI) như một trợ lý cá nhân với “10 năm kinh nghiệm chỉ gói gọn trong 1 prompt”. Phong trào no-code giúp những người không rành kỹ thuật có thể tạo những sản phẩm dịch vụ dễ dàng.
  • Sự trỗi dậy của nền kinh tế công việc ngắn hạn (gig economy):
    Gig economy là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc ngày càng nhiều người muốn làm những công việc độc lập và tự do mà không chịu sự quản lý hay ràng buộc của tổ chức nào. Xu hướng này đang được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ kỹ thuật số (digital service), cũng như chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
  • Sự suy giảm của các công việc truyền thống:
    Thị trường việc làm truyền thống đang thay đổi nhanh chóng. Nhiều công ty đang thu hẹp quy mô hoặc thuê ngoài và trả lương theo đầu việc được hoàn thành. Điều đó có nghĩa là có ít việc làm truyền thống hơn. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng số lượng người tự kinh doanh riêng.
  • Mong muốn được quyền kiểm soát nhiều hơn:
    Như đã đề cập ở trên, ở cả 2 vị trí nhân viên và sếp thì đều có những ức chế, bực tức nhất định.
    Nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi phải làm việc cho người khác. Và nhiều người cũng chán nản khi phải quản lý nhân viên. Cả hai đều muốn có quyền kiểm soát nhiều hơn cuộc sống của họ. Cả hai đều muốn có thể tự đặt giờ, làm việc tại nhà và chọn các dự án mà họ muốn thực hiện.
    Và solopreneur mang đến cơ hội để làm tất cả những điều đó!

4.Quy Trình Trở Thành Solopreneur (6 Bước)

Bước 1: Phân tích và nghiên cứu

  • Phân tích và xác định mục tiêu cá nhân:
    Trước khi bắt đầu, Solopreneur cần phải phân tích và xác định rõ ràng về mục tiêu cá nhân mà họ muốn đạt được thông qua hoạt động kinh doanh.
  • Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp:
    Solopreneur cần dành thời gian để nghiên cứu thị trường và tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp với nhu cầu và xu hướng hiện tại.

Bước 2: Xác định vốn và đặt mục tiêu

Xác định nguồn vốn và chi phí khởi đầu

Sau khi xác định ý tưởng kinh doanh, Solopreneur cần phải xem xét nguồn vốn và chi phí khởi đầu cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Phân tích SWOT và đặt ra các mục tiêu cụ thể

Solopreneur cần phải phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) và đặt ra các mục tiêu cụ thể để xác định hướng phát triển sản phẩm/dịch vụ.

Bước 3

Xác định thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu cá nhân

Solopreneur cần phải xác định rõ ràng thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu cá nhân để tạo sự nhận diện và tin tưởng từ khách hàng.

Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình.

Bước 4

Tìm kiếm cơ hội hợp tác và liên kết với đối tác tiềm năng

Solopreneur cần tìm kiếm cơ hội hợp tác và liên kết với đối tác tiềm năng để mở rộng mạng lưới quan hệ và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

Xây dựng mạng lưới quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ

Xây dựng mạng lưới quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ từ khách hàng, đối tác và cộng đồng để tạo sự ổn định và phát triển bền vững.

Bước 5

Lập kế hoạch thời gian linh hoạt và hiệu quả

Solopreneur cần phải lập kế hoạch thời gian linh hoạt và hiệu quả để quản lý công việc và cuộc sống cá nhân một cách cân đối.

Quản lý tài chính cá nhân và kế hoạch đầu tư

Quản lý tài chính cá nhân và xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý để đảm bảo sự ổn định tài chính trong quá trình phát triển sản phẩm/dịch vụ.

Bước 6

Đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo thời gian

Đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo thời gian để phản ánh sự thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng.

Tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển kinh doanh

Tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển kinh doanh thông qua việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ.

Một số thống kê về sự tăng trưởng solopreneur:

Vì Việt Nam chưa có thống kê chính thức về solopreneur nên Tú Michael lấy tạm thống kê của thị trường lao động ở Hoa Kỳ, có sự tham khảo từ Bard. Xin phép không ghi nguồn để tránh gây xao nhãng. Bạn hoàn toàn có thể check lại hoặc tìm hiểu sâu hơn bằng Google hoặc hỏi các trợ lý AI.

Số lượng solopreneur ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ đạt 42 triệu vào năm 2026. Con số này tăng 14% so với năm 2022. Phần lớn solopreneur là phụ nữ. Vào năm 2022, phụ nữ chiếm 54% số người kinh doanh độc lập ở Hoa Kỳ. Các solopreneur trung bình là 41 tuổi. Tuy nhiên, có một xu hướng ngày càng tăng của những người trẻ tuổi bắt đầu khởi nghiệp với vai trò là solopreneur. Đặc biệt là thế hệ GenZ độc lập, thích làm chủ hơn là làm thuê.

Các ngành công nghiệp phổ biến nhất cho solopreneur là: Công nghệ: 22% Y tế: 15% Giáo dục: 14% Dịch vụ kinh doanh: 13% Tiếp thị: 12%

Solopreneur trung bình kiếm được 75.000 đô la mỗi năm. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thu nhập, với một số solopreneur kiếm được nhiều hơn thế. Bạn solopreneur nào mà “go global”, kiếm tiền USD và tiêu VND ở Việt Nam thì tuyệt, nhỉ?

Bên cạnh đó, những vấn đề và thách thức phổ biến nhất mà solopreneur phải đối mặt là: Quản lý tài chính: 38% Quản lý thời gian để vận hành và tiếp thị: 35% Cân bằng cuộc sống cá nhân: 33% Quản lý stress: 32% Đối phó với sự cô đơn: 29%

Đây chỉ là một số thống kê về sự phát triển của solopreneur. Đó là một xu hướng có thể sẽ tiếp tục trong những năm tới. Nếu bạn đang cân nhắc việc kinh doanh riêng, hoặc làm việc tự do để trở thành solopreneur, có một số tài liệu có sẵn để giúp bạn bắt đầu. Tú Michael sẽ update dần trên blog. Hãy đăng ký bản tin để được update nhé.

Thương hiệu cá nhân: chìa khóa thành công của solopreneur

Nếu viết chi tiết về thương hiệu cá nhân thì sẽ quá dài cho bài viết này.

Thương hiệu cá nhân là nhận thức (perception) mà người khác có về bạn, cả về mặt nghề nghiệp lẫn cá nhân. Hiểu một cách đơn giản và thô thiển nhất, thương hiệu cá nhân là những gì mọi người nghĩ về bạn khi họ nghe thấy tên của bạn.

Thương hiệu cá nhân đủ mạnh sẽ giúp bạn:

  1. Nổi bật so với đối thủ:
    Trong thị trường chật như nêm ngày nay, đặc biệt với sự trợ giúp của AI thì ai cũng có thể trở thành chuyên gia, ai cũng có vẻ ngoài hoành tráng trên mạng xã hội. Điều quan trọng hơn bao giờ hết là nổi bật so với đối thủ. Một thương hiệu cá nhân mạnh có thể giúp bạn làm điều này bằng cách tạo ra một bản sắc độc đáo giúp bạn khác biệt với những solopreneur khác trong lĩnh vực của bạn.
  2. Thu hút khách hàng mới:
    Khi bạn có thương hiệu cá nhân mạnh, khách hàng tiềm năng sẽ có nhiều khả năng hợp tác kinh doanh với bạn hơn. Điều này là do họ sẽ coi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn và là người có thể giúp họ giải quyết vấn đề của họ.
  3. Xây dựng mối quan hệ:
    Thương hiệu cá nhân cũng có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Khi bạn kết nối với mọi người ở cấp độ cá nhân, nhiều khả năng họ sẽ tin tưởng bạn và hợp tác kinh doanh với bạn.
  4. Tăng uy tín của bạn:
    Xây dựng thương hiệu cá nhân có thể giúp bạn tăng uy tín với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Khi mọi người thấy rằng bạn đam mê công việc của mình và bạn có hiểu biết sâu sắc về ngành của mình, họ sẽ có nhiều khả năng tin tưởng bạn và nhận lời khuyên của bạn.

Kết luận

Trong bài viết này, Tú Michael đã viết khá chi tiết về solopreneur là gì, lý do solopreneur lại ngày càng phổ biến. Và để chứng minh cho sự phổ biến đó, Tú Michael cũng đưa ra một số thống kê về solopreneur. Đặc biệt, Tú Michael cũng đã chỉ ra chìa khóa thành công của solopreneur chính là thương hiệu cá nhân.

Rất thú vị là Tú Michael cũng có rất nhiều trải nghiệm thực tế trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Và chủ đề chính của blog này trong giai đoạn tới, và có thể rất lâu sau này, tùy vào sự ủng hộ của độc giả, sẽ là về thương hiệu cá nhân. Cách đây 3 ngày, Tú Michael có post trên Facebook một tút về thương hiệu cá nhân như sau:

Tú Michael không dám nhận mình là chuyên gia về thương hiệu cá nhân, càng không dám nhận là solopreneur (mặc dù cũng lọ mọ tự kinh doanh từ những năm đại học). Nhưng nếu có người nào mà thử nghiệm và kể lại các kiểu xây dựng thương hiệu cá nhân với đủ vai trò mà không “chết vai”, thì Tú Michael có thể tự tin chia sẻ rất nhiều câu chuyện cả thành công lẫn thất bại.

Tú Michael sẽ đăng dần dần trên blog này. Nếu bạn hứng thú thì hãy đăng ký bản tin để được update ngay khi có bài mới nhé.

Tú Michael - Moondancer, Marketing Artist

Bình luận

banner-Tu Michael
Tu Michael's avatar

Help content creators to make money online by sharing actionable marketing tips #TEDxSpeaker since 2015 ⚠ Fact: Quit 9-5 banking job after 8 years (?!)

Hanoi, Vietnam

tumichael.com/me

Cộng Đồng Tú Michael

Tham gia cộng đồng Trại Gà MMO với hơn 6.000+ thành viên cùng nhau chia sẻ kiến thức MMO văn minh và lành mạnh